Bệnh tâm thần, cũng giống như bệnh về thể chất, có thể xảy ra với bất kỳ ai – đó không phải là sự biểu hiện của nhân cách đạo đức, hay là sự suy yếu về tinh thần hay nghiệp chướng.
Nếu được điều trị đúng cách, người bệnh tâm thần vẩn có thể sống một cuộc sống thành công và viên mãn. Tuy nhiên, sự sợ hãi và xấu hổ thường khiến người bệnh e ngại tìm kiếm sự giúp đỡ.
Khi quý vị chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình và hỗ trợ sức khỏe tâm thần của người khác, quý vị có thể giúp tăng cường sức mạnh cho gia đình và cộng đồng của mình.
Lắng nghe một người bạn chia sẻ những lo lắng về sức khỏe tâm thần của họ, hoặc bắt đầu trò chuyện về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng của quý vị. Thừa nhận sự căng thẳng trong cuộc sống cùng những sự kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, và như vậy có thể giúp giảm cảm nghĩ xấu hổ về bệnh tâm thần.
Đặc trưng là không kiểm soát được nổi sợ hãi hoặc lo lắng quá mức và gây ra ảnh hưởng tiêu cực tác động đáng kể đến hoạt động hàng ngày.
Xin tìm hiểu thêm tạiTrầm cảm có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy từng người, nhưng thường có đặc trưng là thay đổi về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: tuyệt vọng hoặc cảm nghĩ tội lỗi, mất sức, thay đổi về giấc ngủ, thay đổi mức thèm ăn, không quan tâm đến việc hoạt động, đau đớn thể chất.
Xin tìm hiểu thêm tạiĐược xác định bằng sự hiện diện của những suy nghĩ dai dẳng, thôi thúc hoặc những ám ảnh khó chịu và không muốn có hoặc các hành động lặp đi lặp lại như một thói quen mà một người cảm thấy cần thiết phải làm để kiểm soát nỗi ám ảnh cưỡng chế.
Xin tìm hiểu thêm tạiĐược định nghĩa bằng tình trạng không có khả năng chú ý lâu dài (ví dụ: khó duy trì sự tập trung) và/hoặc hiếu động-bốc đồng (ví dụ: khó kiểm soát hành vi, hiếu động quá mức và không phù hợp).
Xin tìm hiểu thêm tạiĐặc trưng bằng việc xuất hiện các triệu chứng suy nhược sau khi trải nghiệm một sự kiện đau thương hoặc nguy hiểm. Chúng có thể bao gồm các triệu chứng tái trải nghiệm một sự kiện củ, chẳng hạn như hồi tưởng hoặc ác mộng, các triệu chứng trốn tránh, thay đổi thói quen cá nhân để tránh phải nhớ về một sự kiện xưa hoặc dễ bị giật mình/căng thẳng khiến công việc hàng ngày gần như không thể hoànthành.
Xin tìm hiểu thêm tạiRối Loạn Ăn Uống mô tả các bệnh được đặc trưng bằng những thói quen ăn uống bất thường và lo lắng nghiêm trọng hoặc quá quan tâm về trọng lượng hoặc hình dáng cơ thể.
Xin tìm hiểu thêm tạiĐược đặc trưng bằng sự thay đổi tâm trạng mạnh mẽ, bất thường và mức độ hoạt động đi từ giai đoạn cảm thấy cực kỳ hạnh phúc, kích thích và thôi thúc, đến giai đoạn buồn bã dữ dội và cảm giác tuyệt vọng.
Xin tìm hiểu thêm tạiLà hội chứng rối loạn não ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của một người (thường được mô tả là "rối loạn suy nghĩ") và được đặc trưng bằng một loạt các trải nghiệm về tâm thần, hành vi và cảm xúc có thể bao gồm: ảo tưởng, ảo giác, suy nghĩ vô tổ chức và rối loạn vô tổ chức hoặc hành vi vận động bất thường.
Xin tìm hiểu thêm tạiCó đặc trưng là khó điều tiết cảm xúc. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder, BPD) có các cảm xúc mãnh liệt kéo dài, và khó trở lại mức ổn định sau khi xảy ra sự việc gây kích động cảm xúc.
Xin tìm hiểu thêm tạiCó đặc trưng là chạy trốn khỏi hiện thực một cách không chủ ý, được thể hiện qua sự tách rời các suy nghĩ, đặc tính, nhận thức và trí nhớ.
Xin tìm hiểu thêm tạiCó đặc trưng là sự gián đoạn trong suy nghĩ và nhận thức của một người, khiến họ khó nhận ra đâu là thực tại và đâu là ảo giác. Những gián đoạn này thường thể hiện ở việc nhìn thấy, nghe thấy hoặc tin vào những thứ không có thực hoặc có các suy nghĩ, hành vi và cảm xúc kỳ lạ, dai dẳng.
Xin tìm hiểu thêm tạiCó đặc trưng là các triệu chứng dai dẳng giống bệnh tâm thần phân liệt, cộng thêm các triệu chứng rối loạn tâm trạng khác diễn ra đều đặn, ví dụ như: hưng cảm và trầm cảm.
Xin tìm hiểu thêm tạiThay vì né tránh các cuộc trò chuyện về bệnh tâm thần, hãy chấp nhận trải nghiệm của mọi người và cho họ biết rằng họ không đơn độc, họ có thể tin tưởng quý vị và họ sẽ được quý vị hỗ trợ họ.
Dành cho các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và ứng phó với khủng hoảng tâm lý-tinh thần. Nếu bạn gặp khủng hoảng hoặc gặp phải trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, hãy gọi 911.
Chào bạn, hình như đang có điều gì làm bạn lo lắng. Bạn có khỏe không?
Tôi chỉ muốn nói rằng tôi luôn sẵn sàng nếu bạn muốn tâm sự bất kỳ điều gì. Chúng ta hẹn nhau tuần này được không?
Tôi thấy là bạn đã nghỉ học vài ngày và tôi chỉ muốn hỏi thăm xem bạn thế nào thôi.
Lâu lắm rồi chúng ta chưa gặp nhau! Dạo này bạn thế nào rồi?
Tôi biết đôi khi cuộc sống thật nặng nề, nhưng nếu bạn cần người tâm sự, thì tôi muốn bạn biết rằng tôi luôn sẵn sàng.
Hình như dạo này bạn có vẻ hơi buồn chán và tôi muốn hỏi thăm xem bạn thế nào.
Tôi chỉ muốn bạn biết rằng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe nếu bạn cần tâm sự.
Tôi biết là gần đây mọi thứ rất khó khăn; hãy cho tôi biết nếu bạn muốn tâm sự nhé. Tôi luôn sẵn sàng.